PHỤ LỤC 16

 

PHỤ LỤC 16

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI KHU VỰC KHU ĐÔ THỊ TÂY BẮC

* Ghi chú: vị trí và ranh giới cụ thể các khu vực được xác định tại các pháp lý quy hoạch hiện hành. Việc bổ sung các khu vực theo yêu cầu quản lý được thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này.

I. Các điều kiện tự nhiên

1. Vị trí:

Khu vực quy hoạch nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, được gọi là Khu đô thị Tây Bắc, thuộc địa phận Huyện Củ Chi và một phần thuộc huyện Hóc Môn, cách trung tâm Thành phố khoảng 30km.

2. Ranh giới:

- Phía Đông Bắc dài 16,4km, tiếp giáp đường Quốc lộ 22 (còn gọi là đường Xuyên Á).

- Phía Tây Nam dài 13km, tiếp giáp một phần của kênh Thầy Cai và Khu công nghiệp Đức Hòa, tỉnh Long An.

- Phía Tây Bắc dài khoảng 7,7km, có nhiều phần ranh giới zíc zắc dọc từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam tiếp giáp với khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phía Đông Nam dài 3,7km, tiếp giáp kênh An Hạ thuộc địa bàn huyện Hóc Môn.

3. Quy mô: tổng diện tích khu đất khoảng 6.084ha.

II. Định hướng phát triển không gian khu đô thị Tây Bắc:

Khu đô thị Tây Bắc được định hướng trở thành khu đô thị vệ tinh về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm, đầu mối thương mại, dịch vụ, tài chính, khoa học, công nghệ, y tế giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí cấp Thành phố. Theo định hướng còn là khu đô thị sinh thái hiện đại với mật độ xây dựng thấp, là một trong những khu vực phát triển đô thị quan trọng trên hành lang khai thác quỹ đất với các trục giao thông chính như: QL22, VĐ3, VĐ4, tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài và đặc biệt là tuyến Metro số 2 theo mô hình TOD... Đồng thời trong tương lai sẽ trở thành đô thị thông minh gắn với các yếu tố công nghệ hiện đại để tạo động lực, thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế-xã hội phát triển.

1. Sơ đồ cấu trúc:

Khu đô thị Tây Bắc bao gồm 2 trung tâm lớn (cấp vùng), một đô thị cửa ngõ và 4 trung tâm đô thị nhỏ.

Trung tâm lớn cấp vùng:

- Trung tâm đô thị Hóc Môn.

- Trung tâm đô thị Củ Chi.

Đô thị cửa ngõ Ấp Giữa là điểm nhấn ngay khi bắt đầu tiến vào Khu đô thị Tây Bắc từ sân bay Tân Sơn Nhất của Thành phố Hồ Chí Minh.

Các trung tâm nhỏ bao gồm:

- Trung tâm đô thị Phước Hiệp (đặc trưng sinh thái).

- Trung tâm đô thị Mũi Lớn (đặc trưng y khoa).

- Trung tâm đô thị Tân An Hội (đặc trưng công viên cây xanh).

- Trung tâm đô thị Bàu Sim (đặc trưng kiến trúc và lối sống bản địa).

Trung tâm đô thị Hóc Môn được bố trí ở cực phía Nam của Khu đô thị Tây Bắc và thuộc địa phận huyện Hóc Môn. Đô thị này là mô hình “Đô thị Đại học” với các phương thức đào tạo mới, ứng dụng công nghệ số theo xu thế hiện đại của thế giới, diện tích chiếm đất đối với các khu đại học tập trung sẽ ít hơn, đem lại hiệu quả sử dụng cao hơn so với các mô hình truyền thống, bao gồm chức năng của một khu đô thị đại học, ký túc xá và sẽ phục vụ Khu đô thị Tây Bắc.

Trung tâm đô thị Củ Chi sẽ là nơi tiếp nối lịch sử của cả vùng và nhờ đó sẽ tạo nên đặc trưng chung của Khu đô thị Tây Bắc. Khu trung tâm này nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 22 và kết nối với phần phía bắc của trung tâm huyện Củ Chi, đây cũng sẽ là cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh từ phía Tây Ninh và Campuchia.

Mỗi một trung tâm đều được đặt tên dựa trên tên hiện có và làm sao thể hiện được ý đồ thiết kế của trung tâm đó. Như vậy sẽ đảm bảo sự tiếp nối lịch sử và tạo nên đặc trưng riêng biệt phù hợp với mỗi khu vực khác nhau. Mỗi trung tâm sẽ phát triển đặc trưng vừa riêng biệt mà vẫn có những điểm chung có lợi cho thương mại, công nghiệp, nghỉ dưỡng, quản lý, giáo dục và sống.

2. Cây xanh, mặt nước:

Hai vành đai xanh kéo dài từ Tây sang Đông của Khu dự án, tạo ra một lá phổi xanh trung tâm cho toàn bộ Khu đô thị Tây Bắc đồng thời kết nối các dự án thuộc khu quy hoạch lại với nhau. Vành đai xanh thứ nhất trải dài dọc theo kênh Đông tạo nên một dải cảnh quan mặt nước và một loạt các không gian xanh theo chủ đề. Vành đai xanh thứ hai lớn hơn chạy song song với hướng Đông-Tây bao gồm Công viên sinh thái, Công viên du lịch 2, trường đua xe mô tô, khu công viên các trường Đại học, khu thể thao 2, sân golf và kết thúc bởi công viên Đại học.

Ở khoảng giữa của các công viên này là các dải cây xanh kết nối tạo ra một đường chu vi xanh nối tiếp nhau dài 32km trong khu dự án. Tất cả các khoảng không gian xanh là mở đối với cư dân trong khu vực và cả khu công nghiệp.

2.1. Tổ chức mạng lưới đường bộ

Định dạng mạng lưới đường cấp 1 toàn khu được xác định dựa trên hình dáng chữ nhật kéo dài của khu đất và tuyến QL22 chạy dọc theo ranh phía Bắc.

Mạng lưới đường dựa trên 2 tuyến đường chính cấp phối giao thông ở phía Đông Nam và Tây Bắc. Tuyến chính thứ nhất là QL22, chạy dọc theo toàn bộ ranh phía Bắc của khu dự án. Tuyến đường chính dự kiến thứ hai sẽ chạy gần như dọc theo ranh phía Nam của khu dự án. Hiện tại tuyến đường VĐ 3 và VĐ4 của thành phố đang được thiết kế xây dựng và có dự kiến sẽ kết nối 2 tuyến chính của Khu đô thị Tây Bắc với 2 vành đai này bằng các giao cắt khác cốt. Ưu tiên xây dựng các đường vành đai và tuyến Tỉnh lộ 8 sẽ tạo ra tuyến kết nối chính theo hướng Tây Nam-Đông Bắc cho khu vực. Những yêu cầu thiết kế cấp độ giao cắt trên tuyến đường Tỉnh lộ 8 sẽ được xác định dựa trên thời gian xây dựng đường VĐ 4.

Lối vào Khu đô thị Tây Bắc sẽ được tạo ra bởi một loạt các tuyến đường chính cấp 1 chạy theo hướng Tây Nam-Đông Bắc ở khoảng giữa QL22 và tuyến đường dự kiến chạy dọc kênh Thầy Cai (khoảng cách các điểm giao cắt với tuyến đường chính nội khu khoảng 2km), đảm bảo khả năng tiếp cận tốt cho toàn khu. Bên cạnh đó cần giảm thiểu các giao cắt khác đối với tuyến QL22 và tuyến đường dọc kênh Thầy Cai. Các điểm giao cắt giao thông nhìn chung sẽ được vận hành dựa trên hệ thống tín hiệu giao thông, một số điểm giao cắt nhỏ sẽ tuân theo chế độ rẽ phải một chiều. Hệ thống tín hiệu giao thông cần được kết nối tốt nhằm đảm bảo lưu thông trên toàn tuyến.

2.2. Tổ chức mạng lưới đường thủy

Kênh Thầy Cai và kênh An Hạ sẽ là hệ thống giao thông thủy chính của Khu đô thị Tây Bắc, kết nối với sông Sài Gòn ở phía Đông và sông Vàm Cỏ ở phía Tây. Một cảng sông được thiết kế ở vị trí thuận tiện cho vận tải hàng hoá và dịch vụ.

3. Tổ chức không gian du lịch:

Tận dụng đặc điểm của Khu đô thị Tây Bắc và làm nổi bật với cây xanh, mặt nước và vô số các hoạt động lý thú, thậm chí còn có một vành đai du lịch, hàng thủ công và nghệ thuật truyền thống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét