PHỤ LỤC 13
QUY ĐỊNH KHU VỰC CÓ YÊU CẦU QUẢN LÝ ĐẶC THÙ KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM
I.
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
1.
Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy
định này quản lý về kiến trúc trong phạm vi ranh giới của Khu đô thị mới Thủ
Thiêm xác định theo các pháp lý quy hoạch hiện hành (Tham khảo Sơ đồ 1).
2.
Những nguyên tắc chung
a)
Trục không gian chính yếu của khu đô thị là đại lộ Vòng cung, nơi bố trí các
công trình thương mại dịch vụ mật độ cao với tầng cao được thiết kế đảm bảo tầm
nhìn đến sông Sài Gòn và hồ trung tâm.
-
Các tuyến đường giao thông chính cấp 1, cấp 2 không được điều chỉnh, các tuyến
đường cấp 3 có thể xem xét điều chỉnh phù hợp trong quá trình thực tế triển
khai dự án.
-
Các công trình thương mại, văn phòng và sử dụng hỗn hợp phải đảm bảo không có
khoảng lùi (khoảng lùi là 0m) và phải có khối đế cao tối thiểu là 4 tầng.
-
Các công trình cao nhất nằm dọc đại lộ Vòng cung và giảm dần độ cao về hướng
sông Sài Gòn và hồ trung tâm.
-
Các công trình cao tầng phải được bố trí xen kẽ nhau sao cho đảm bảo tầm nhìn
và ánh sáng mặt trời cho tất cả các mặt của công trình cao tầng.
Hình 2-1 Minh họa bố
cục khối công trình
-
Chiều cao/tầng cao tổng thể của công trình cao tầng có thể thay đổi tối đa
(tăng hoặc giảm) là 20% trên nguyên tắc không thay đổi Tổng diện tích sàn xây
dựng đã quy định và đảm bảo ý tưởng quy hoạch tầng cao chung của toàn Khu Thủ
Thiêm.
-
Chiều cao của khối đế có thể thay đổi tối đa 10%.
-
Khoảng lùi của công trình cao tầng phía bên trên khối đế tùy phương án lựa
chọn, được thể hiện cụ thể trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và phải tuân
thủ theo Quy chuẩn quy hoạch xây dựng.
-
Ban công và các kết cấu nhô ra phía bên trên khối đế và nằm bên trong ranh giới
lô đất tùy lựa chọn, được thể hiện cụ thể trong quy hoạch chi tiết 1/500 và
phải tuân thủ theo Quy chuẩn quy hoạch xây dựng.
-
Hình thức đậu xe ngầm hay đậu xe trên mặt đất là tùy lựa chọn. Trường hợp thiết
kế bãi đậu xe trên mặt đất thì bãi đậu xe phải được bao quanh, che chắn so với
đường phố bởi các hoạt động thương mại và diện tích sàn xây dựng của bãi đậu xe
trên mặt đất sẽ được tính vào tổng điện tích sàn xây dựng (trên mặt đất) của dự
án đó1. Có nghĩa là tổng diện tích sàn công
trình không đổi, diện tích sàn các chức năng khác sẽ bị giảm đi do đã dành chỗ
cho chức năng đậu xe trên mặt đất. Trong trường hợp bố trí đậu xe tại khối đế
hoặc khối cao tầng của công trình: về thiết kế phải có hình thức kiến trúc
tương đồng với các phần còn lại của khối đế, phải được che phủ bởi các hoạt
động thương mại, hoạt động công cộng, các công viên công cộng, các hình thức
trang trí sinh động nhằm đảm bảo không gian thu hút các hoạt động của con người
giữa đường phố và công trình.
-
Khi công trình có đầu tư một phần diện tích sàn được sử dụng làm công viên phục
vụ công cộng hoặc lối đi bộ công cộng (theo định nghĩa tại Điều 3 Chương I Quy
chế này), thì phần diện tích sàn này không tính vào tổng diện tích sàn xây dựng
của tòa nhà.
-
Các công trình cao tầng phải được bố trí mặt tiền chính theo hướng phù hợp với
điều kiện khí hậu thành phố Hồ Chí Minh, khuyến khích mặt chính theo hướng
Bắc-Nam.
-
Địa điểm lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời tại các đường phố và không
gian mở công cộng phải phù hợp quy hoạch về địa điểm lắp đặt phương tiện quảng
cáo ngoài trời trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và phải được sự chấp thuận của
các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan, đồng thời phải phù hợp yêu cầu
không gian cảnh quan khu vực (xem Sơ đồ 2 - Các địa điểm lắp đặt phương tiện
quảng cáo ngoài trời).
3.
Quản lý kiến trúc tại các khu vực có địa hình đặc thù
3.1.
Các khu vực có địa hình đặc thù trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm là những khu vực
cảnh quan, địa hình sông nước gồm: Khu vực bờ sông Sài Gòn; Vùng châu thổ phía
Nam; khu vực hồ trung tâm và dọc các tuyến kênh rạch chính (kênh K1, kênh K3,
rạch cầu Phao, rạch Cá Trê Lớn, rạch Cá Trê Nhỏ).
3.2.
Nguyên tắc chung:
a)
Khung cảnh: là hệ thống không gian mở liên hoàn với các kích thước và hình dáng
khác nhau được phân bổ đều khắp Khu đô thị mới Thủ Thiêm, là không gian ấn
tượng và dễ nhận biết, tạo ra một hình ảnh đặc trưng cho Khu đô thị mới Thủ
Thiêm. Các khu vực này mang hình ảnh như một khu rừng ven sông hồ và là một
không gian phục vụ cho người dân địa phương, mang tính thân thiện với môi
trường và sức khỏe.
b)
Đặc điểm kiến trúc: công trình ven sông, hồ, kênh rạch cần có khoảng lùi thích
hợp và bố cục tầng cao xây dựng thấp dần về phía bờ sông, hồ, kênh rạch. Hình
thức chi tiết kiến trúc công trình mang hình ảnh, mô phỏng tự nhiên, gắn kết
hài hòa với cảnh quan sông, rạch, hồ.
c)
Tính công cộng: các công trình ven sông, kênh rạch khuyến khích không xây dựng
hàng rào, khu vực có yêu cầu bảo vệ an toàn cần thiết kế hàng rào có độ rộng và
chiều cao thích hợp để tạo tầm nhìn thông thoáng đến cảnh quan sông nước. Các ô
phố phải có thiết kế trục cây xanh kết nối không gian bên trong ô phố với khu
vực bờ sông, hồ, kênh rạch. Khuyến khích các trục cây xanh kết nối các ô phố
với nhau và dẫn ra khu vực bờ sông, hồ, kênh rạch.
d)
Tính môi trường:
-
Thiết kế quy hoạch và kiến trúc công trình cần đảm bảo Chiến lược bền vững tại
Thủ Thiêm, khuyến khích hoạt động đi bộ, xe đạp và giao thông công cộng. Quy
hoạch hệ thống giao thông cần phải phù hợp với hệ thống sông, rạch, hồ; đảm bảo
sự tiếp cận bằng các phương tiện giao thông công cộng đồng thời khuyến khích
các hoạt động của người đi bộ và xe đạp.
-
Đảm bảo tính thủy văn và kiểm soát lũ của các khu vực địa hình sông nước đặc
thù tại Thủ Thiêm: là hệ thống mở, cho phép sự thẩm thấu, hấp thu nước và lên
xuống không ổn định của thủy triều sông Sài Gòn và toàn bộ khu vực.
II.
QUẢN LÝ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ
1.
Về tổ chức không gian, cảnh quan đô thị:
Phải
tuân thủ cấu trúc quy hoạch tổng mặt bằng được hướng dẫn tại Hướng dẫn thiết kế
đô thị của Thủ Thiêm đã được phê duyệt. Gồm các nội dung sau:
-
Hệ thống các phân khu;
-
Các ý tưởng thiết kế đô thị;
-
Các công trình điểm nhấn;
-
Cấu trúc đường giao thông (mạng lưới, loại hình giao thông), các khối phố;
-
Hệ thống các công trình tiện ích.
2.
Không gian tiêu biểu, điểm nhấn:
-
Quy hoạch phát triển hệ thống các không gian công cộng, đặc trưng của Khu đô
thị mới Thủ Thiêm gồm có các công trình sau:
-
Khu phức hợp khách sạn: là khu vực có giá trị kinh tế cao và thúc đẩy mạnh mẽ
cho sự phát triển của Thủ Thiêm, tập trung các khách sạn, khu mua sắm, ăn uống
và các hoạt động thương mại quan trọng.
-
Khu phức hợp Tháp quan sát: là một dự án phát triển mới ấn tượng và đặc biệt,
cao nhất của Khu đô thị mới Thủ Thiêm, hỗ trợ cho sự phát triển của toàn khu
vực.
-
Không gian Quảng trường trung tâm: là không gian ấn tượng và dễ nhận biết nhất
tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhắm đến việc kết nối không gian thị giác giữa
sông Sài Gòn và hồ trung tâm, tạo ra một hình ảnh lộng lẫy mới cho Trung tâm
Tài chính Quốc tế tại Thủ Thiêm.
-
Bờ sông Sài Gòn từ Trung tâm Hội nghị Quốc tế đến Khu Tháp quan sát tạo thành
trục không gian mở công cộng dành cho tất cả người dân với hàng loạt các khoảng
vườn và cây xanh linh hoạt.
-
Cung Thiếu nhi: là điểm nhấn đáng ghi nhớ tại điểm giao nhau giữa đường Mai Chí
Thọ và đường Nguyễn Cơ Thạch, là điểm cuối của trục không gian thị giác kéo dài
qua Quảng trường Trung tâm ở Khu lõi trung tâm từ Quảng trường Mê Linh phía bên
kia bờ sông Sài Gòn ở Quận 1.
-
Công trình chính tại Khu chức năng số 2c là công trình mang tính biểu tượng
quan trọng phía Nam khu lõi trung tâm tọa lạc ngay bên bờ sông.
-
Vùng Châu thổ phía Nam và công viên đầm lầy là khu vực được bảo tồn nhằm tăng
giá trị cảnh quan thiên nhiên, quản lý nước mưa và ngập lụt, và cải thiện chất
lượng nước.
-
Khu phức hợp bến du thuyền: là khu phức hợp cao cấp và hiện đại với các chức
năng thương mại - dịch vụ, câu lạc bộ du thuyền với nhiều loại hình dịch vụ đa
dạng phục vụ nhu cầu cho mọi đối tượng.
(xem
Sơ đồ 3 - Các khu vực có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan và vị trí các cửa ngõ
khu đô thị)
3.
Đối với các không gian mở công cộng
-
Khu đô thị mới Thủ Thiêm có các loại hình công viên cây xanh và mặt nước công
cộng gồm: công viên bờ sông (Công viên vầng trăng); kênh rạch đô thị, Quảng
trường trung tâm; công viên hồ trung tâm; công viên bờ sông khu dân cư phía
Bắc, các công viên khu ở; công viên đầm lầy; công viên thể thao, bến du thuyền.
Ranh giới, chức năng môi trường, loại hình hoạt động được hướng dẫn cụ thể tại
Hướng dẫn thiết kế đô thị (xem Sơ đồ 5 - Các không gian mở công cộng).
-
Phải thiết kế và xây dựng các bờ kè đảm bảo: kết cấu bảo vệ bờ phù hợp để cảnh
quan tự nhiên và tạo mỹ quan đô thị với đặc điểm mực nước thủy triều chênh lệch
lớn, hạn chế tối đa việc san lấp, thu hẹp mặt nước sông Sài Gòn, hỗ trợ tiêu
thoát nước mặt của đô thị, không ảnh hưởng mực nước ngầm đồng thời đảm bảo mỹ
quan của bờ sông khi mực nước thủy triều rút thấp. Thiết kế kết cấu kè bờ cần
được xem xét đánh giá tác động môi trường cẩn trọng, hạn chế bê tông hóa để đảm
bảo không hạn chế việc lưu thông của nước ngầm, không gây lún nền đất toàn Khu
đô thị mới Thủ Thiêm.
-
Thiết kế công viên đảm bảo vai trò như các lưu vực trữ nước trong thời gian
triều cường để tránh ngập lụt tại Thủ Thiêm, đồng thời lọc các chất ô nhiễm ban
đầu trong nước mưa, giảm tốc độ dòng chảy.
-
Các không gian mở công cộng phải được xây dựng phải có hình thức kiến trúc nhấn
mạnh tính hài hòa và tôn vinh thiên nhiên; cần hướng đến giải pháp ít bảo
dưỡng, sử dụng vật liệu, màu sắc thân thiện môi trường tự nhiên; phải chú ý
việc bố trí hợp lý, tích hợp các hạng mục phục vụ du khách (nơi ngắm cảnh, nhà
vệ sinh, các trạm đầu mối kỹ thuật...).
-
Bảo đảm việc thiết kế, thi công hệ thống vỉa hè, các tiện ích đô thị phải hiện
đại, đồng bộ, có đặc trưng riêng và thân thiện môi trường, đáp ứng tốt nhất cho
các đối tượng người đi bộ, đặc biệt là người già, trẻ em, người tàn tật.
-
Xây dựng hệ thống chiếu sáng, trang trí nghệ thuật cho cây xanh, tiểu cảnh,
tượng đài, kết hợp với hồ phun nước và các công trình kiến trúc đẹp tạo ra điểm
nhấn tại các phân khu. Khuyến khích sử dụng hệ thống chiếu sáng theo công nghệ
tiên tiến, các hình thức quảng cáo hiện đại, tiết kiệm năng lượng, chống ô
nhiễm ánh sáng.
3.1.
Công viên hồ trung tâm:
a)
Về tổ chức không gian cảnh quan đô thị:
Hồ
trung tâm có vai trò như một lưu vực giữ nước nhân tạo nhằm mục đích điều tiết,
điều hòa khối lượng nước mưa và thủy triều trong khu vực, có tác dụng nâng cao
chất lượng nước, thải lọc chất độc hại cho nguồn nước sông, tạo cảnh quan đô
thị, phục vụ du lịch. Nghiên cứu nâng cao chất lượng nước và sử dụng nước trong
hồ trung tâm để tưới cây xanh đường phố, công viên.
b)
Về yêu cầu thiết kế:
-
Công viên ven hồ phải tổ chức theo loại hình công viên văn hóa - nghỉ ngơi, là
một không gian sinh thái gia tăng giá trị môi trường sống cho cộng đồng và là
một địa điểm giải trí thư giãn và tập hợp vui chơi của người dân.
-
Tổ chức các không gian chức năng phải phù hợp theo các loại hình hoạt động như:
Khu văn hóa, giải trí; khu giáo dục; khu thể thao ngoài trời; khu phục vụ; khu
yên tĩnh...
-
Hình dạng và ranh giới của công viên hồ trung tâm phải được thực hiện theo đồ
án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được phê duyệt.
Các hoạt động công viên hồ trung tâm thực hiện theo các ý tưởng nghiên cứu bổ
sung quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 năm 2012.
-
Phải tuân thủ về bố trí tổng mặt bằng, tổ chức lưu thông bên trong và tỷ lệ
giữa phần diện tích, phạm vi đất được xây dựng và không được xây dựng của công
viên. Các khu vực ngắm cảnh bờ hồ từ trên cao, khu cắm trại, khu gian hàng,
đường đi dạo, các lùm cây nhỏ, điểm dừng taxi thủy, các cầu tàu, lối mòn và sân
bãi thể thao đã được bố trí trong đồ án quy hoạch phân khu được duyệt phải được
tuân thủ trong suốt quá trình thiết kế và xây dựng.
-
Nghiêm cấm việc xây dựng các công trình kiến trúc sai quy hoạch, không đúng
chức năng, chiếm dụng không gian trong công viên hồ trung tâm. Chỉ bố trí một
số hạng mục công trình phục vụ các hoạt động của công viên hồ trung tâm theo đồ
án được duyệt.
-
Cần thiết kế, bố trí hệ thống đường đi bộ kết nối giữa công viên hồ trung tâm
với Khu lõi trung tâm, khu công viên Cung thiếu nhi và các khu vực dân cư xung
quanh.
3.2.
Quảng trường trung tâm:
a)
Về tổ chức không gian cảnh quan đô thị:
Đây
sẽ là Quảng trường trung tâm của Khu đô thị mới Thủ Thiêm và thành phố Hồ Chí
Minh, là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, tổ chức các lễ hội văn hóa
và các nghi lễ chính trị; đặc biệt là một không gian công cộng hấp dẫn và năng
động với các hoạt động hàng ngày nhằm phục vụ người dân và du khách.
b)
Về yêu cầu thiết kế:
-
Tổ chức không gian, cảnh quan cây xanh mặt nước trên khu vực Quảng trường phải
đảm bảo diện tích bề mặt đáp ứng cho việc tập trung đông người trong các hoạt
động diễu binh, điều hành, nghi lễ chính trị, lễ hội văn hóa; phải đảm bảo một
trục không gian trung tâm thông thoáng, kết nối tầm nhìn liên tục từ đại lộ
Vòng cung hướng về phía bờ sông Sài Gòn và Trung tâm lịch sử của thành phố tại
Quận 1.
-
Tổ chức không gian xây dựng ngầm bên dưới Quảng trường phải đáp ứng yêu cầu đậu
xe theo quy hoạch chi tiết được duyệt, phải đảm bảo sự kết nối liên tục các
tầng hầm phía Bắc với phía Nam của Quảng trường.
-
Ý tưởng thiết kế các công trình kiến trúc trên Quảng trường phải tạo được ấn
tượng mạnh mẽ, mang tính biểu tượng cao, dễ nhớ cho người dân và du khách.
-
Không được che khuất các công trình điểm nhấn lân cận và tầm nhìn ra hướng sông
Sài Gòn. Các trạm đầu mối kỹ thuật (cấp điện, nước, xử lý nước thải cục bộ, đậu
xe, kỹ thuật...) phải được xây dựng ngầm.
-
Các hạng mục tiện ích phục vụ công cộng (nhà vệ sinh, ghế ngồi nghỉ, bảng thông
tin, thùng thu rác, các chi tiết trang trí, điêu khắc...) phải được thiết kế có
mỹ thuật và tiện dụng, có hình thức kiến trúc mới, hiện đại và hài hòa với
không gian, cảnh quan của từng khu vực hoạt động chức năng.
-
Cây xanh sử dụng trong Quảng trường phải được bố cục đa dạng về chủng loại, màu
sắc, chiều cao, tán lá để tạo sự sinh động nhưng không được cản trở các hoạt
động và tầm nhìn của trục không gian trung tâm; kết nối hệ thống cây xanh Quảng
trường với cây xanh đường phố, cây xanh trong khu vực công viên bờ sông và hồ
trung tâm thành một không gian xanh liên tục phục vụ người dân.
3.3.
Công viên bờ sông (Công viên vầng trăng):
a)
Về tổ chức không gian cảnh quan đô thị: là một công viên công cộng dành cho tất
cả người dân, trải dài liên tục dọc bờ sông Sài Gòn từ kênh K1 đến cầu Thủ
Thiêm 3 và nằm ở mặt trước Khu lõi trung tâm.
b)
Về yêu cầu thiết kế:
-
Khuyến khích kết nối hệ thống đường dạo và cầu đi bộ để tăng khả năng tiếp cận
sát bờ sông.
-
Tổ chức các nền đa năng diện tích lớn, có thể tập trung đông người ra sát bờ
sông Sài Gòn tại các vị trí đối diện Trung tâm lịch sử Quận 1 (phía trước Quảng
trường trung tâm, trước Khu chức năng số 2a và trước trục không gian trung tâm
của Khu phức hợp Tháp quan sát).
-
Đối với các vị trí bến phà, bến taxi thủy phải bố trí khuôn viên độc lập và nên
có các quảng trường giao thông nhỏ phía trước để đảm bảo kết nối, chuyển tiếp
giao thông thuận lợi cho phương tiện và hành khách, tránh ảnh hưởng đến các
hoạt động của công viên.
-
Nghiêm cấm việc xây dựng các công trình kiến trúc sai quy hoạch, không đúng
chức năng, chiếm dụng không gian trong công viên. Chỉ bố trí các công trình có
chiều cao và khối tích hợp lý, hình thức kiến trúc thân thiện để không cản trở
tầm nhìn từ bờ sông đến các Khu lõi trung tâm.
-
Các trạm đầu mối kỹ thuật (cấp điện, nước, xử lý nước thải cục bộ, đậu xe, kỹ
thuật...) trong khu vực bờ sông phải được xây dựng ngầm.
-
Phải thiết kế và xây dựng các bờ kè đảm bảo hạn chế tối đa việc san lấp, thu
hẹp mặt nước sông Sài Gòn, đồng thời đảm bảo mỹ quan của bờ sông khi mực nước
thủy triều rút thấp.
-
Khuyến khích việc kết nối không gian phần công viên, cây xanh công cộng với các
công trình điểm nhấn đô thị như lô đất Trung tâm Hội nghị triển lãm, Nhà hát
Giao hưởng.
3.4.
Các công viên cộng đồng (công viên tại các phân khu):
a)
Về tổ chức không gian cảnh quan đô thị:
Công
viên cộng đồng là hệ thống bao gồm nhiều không gian mở với các lô đất trồng cây
xanh phân bổ khắp các phân khu, bao gồm: các công viên xen cài trong các khu
dân cư; các công viên ven sông Sài Gòn phía bắc khu đô thị; các công viên ven
các kênh đào (kênh K1, kênh K3); các công viên ven các rạch tự nhiên (rạch Cá
Trê Lớn, rạch Cá Trê Nhỏ, rạch Cầu Phao).
b)
Về yêu cầu thiết kế:
-
Phải bảo vệ nghiêm các khu đất công viên, tổ chức các tiện ích công cộng, vườn
hoa, các sân chơi cho thanh thiếu niên, người già, người khuyết tật thuận lợi
tiếp cận và sử dụng.
-
Nghiêm cấm việc xây dựng các công trình kiến trúc sai quy hoạch, không đúng
chức năng công cộng, chiếm dụng không gian công viên.
-
Không xây dựng hàng rào khu công viên, những trường hợp đặc biệt có thể bố trí
hàng rào thấp và thưa thoáng, tạo không gian thân thiện cho người dân, đóng góp
tích cực vào việc cải thiện cảnh quan đô thị.
-
Tăng cường chiếu sáng các khu công viên để đảm bảo an ninh trật tự và mỹ quan
đô thị.
-
Thiết kế công viên đảm bảo vai trò như các lưu vực trữ nước trong thời gian
triều cường để tránh ngập lụt tại Thủ Thiêm, đồng thời lọc các chất ô nhiễm ban
đầu trong nước mưa, giảm tốc độ dòng chảy.
-
Đối với bờ sông, rạch phải áp dụng các loại hình bờ kè hoặc kết cấu bảo vệ bờ
phù hợp để cảnh quan tự nhiên và tạo mỹ quan đô thị với đặc điểm mực nước thủy
triều chênh lệch lớn.
3.5.
Công viên đầm lầy:
a)
Về tổ chức không gian cảnh quan đô thị:
Khu
lâm viên sinh thái và vùng đất ngập nước rộng lớn thuộc Vùng châu thổ phía Nam
là khu vực được bảo tồn nhằm tăng giá trị cảnh quan thiên nhiên, quản lý nước
mưa và ngập lụt, cải thiện chất lượng nước.
b)
Về yêu cầu thiết kế:
-
Khu lâm viên sinh thái gồm các chức năng: Công viên đầm lầy kết nối trực tiếp
với khu hồ trung tâm giữ vai trò là khu vực bảo tồn, phát triển đa dạng sinh
thái và thoát nước của toàn khu đô thị; Các khu cây xanh nghỉ ngơi giải trí bao
quanh các dự án phát triển tạo thành vùng đệm bảo vệ hệ sinh thái đầm lầy; Các
khu công viên công cộng bao quanh các khu dân cư tạo thành không gian chuyển
tiếp giữa cảnh quan đô thị và khu ngập nước tự nhiên.
-
Các đường giao thông, đường đi bộ và đường mòn làm trên hệ cọc cho phép các
dòng chảy tự nhiên khi triều cường và triều thấp.
-
Khu vực này ưu tiên cho sinh thái tự nhiên và môi trường sống động, thực vật
hoang dã, trong khi vẫn kết hợp với hệ thống đường đi bộ trên cao phục vụ cho
việc học tập về môi trường sinh thái, kết nối các khu vực tiện ích phục vụ
khách tham quan.
-
Đảm bảo thiết kế Vùng châu thổ phía Nam thành hệ thống mở, hoạt động như một hệ
thống lọc tự nhiên thông qua cảnh quan ngập nước và các loại thực vật, cho phép
sự thẩm thấu và lên xuống không ổn định của thủy triều sông Sài Gòn và toàn bộ
khu vực để kiểm soát lũ.
-
Đảm bảo giữ nguyên hệ thống kênh rạch hiện hữu đóng vai trò hành lang thoát
nước chính trong Vùng châu thổ phía Nam cũng như trong toàn Thủ Thiêm.
-
Hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình trong công viên đầm lầy để tránh
ảnh hưởng đến khu bảo tồn sinh thái và đời sống tự nhiên của vùng đất ngập
nước.
-
Không gian khu vực bảo tồn sinh thái ngập nước phải đảm bảo tính riêng biệt,
hạn chế các hoạt động làm ảnh hưởng môi trường sống tự nhiên. Các công trình
phục vụ khách tham quan phải được xem xét kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến không
gian khu vực bảo tồn sinh thái.
-
Khuyến khích tổ chức các khu vực ngắm cảnh tiếp cận bờ sông Sài Gòn.
-
Hạn chế tối đa việc san lấp, ngăn cản dòng chảy, các bãi đầm lầy tự nhiên.
3.6.
Công viên thể thao:
Công
viên thể thao cung cấp các sân bãi thể thao ngoài trời và sân chơi cho các hoạt
động giải trí sôi nổi. Là không gian phục vụ cho người dân địa phương, mang
tính thân thiện với môi trường và sức khỏe.
III.
QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1.
Quy định chung đối với công trình kiến trúc
1.1.
Yêu cầu chung về thiết kế các công trình:
a)
Yêu cầu chung:
-
Sự phát triển của các ô phố được dự tính cho phát triển ở tất cả các mặt nhằm
định hình môi trường đô thị chặt chẽ cho sinh sống, làm việc và tham quan, môi
trường này sẽ khuyến khích các hoạt động trên đường phố, trên vỉa hè và về phía
mặt nước.
-
Tránh việc bố trí đơn độc các công trình cao tầng trên một ô phố với vùng đất
trống xung quanh dành để bố trí bãi đậu xe hoặc các tiểu cảnh không được sử
dụng một cách kinh tế.
-
Sự sáng tạo của khu vực công cộng nhiều ý nghĩa, phục vụ cho mục đích bảo tồn
sinh thái và cung cấp những địa điểm cho việc nghỉ ngơi, giải trí và tụ họp vui
chơi.
-
Công năng sử dụng: đảm bảo tính hiệu quả và chi phí đầu tư và khả năng tài
chính của Nhà đầu tư.
-
Tính kiểu mẫu trong kiến trúc:
+
Mỗi công trình cần thể hiện được những triết lý thiết kế, mang tính đại diện
cho xu hướng, quan điểm thiết kế, xây dựng đương đại;
+
Đổi mới, sáng tạo: công trình cần áp dụng các công nghệ mới, tiến bộ hướng tới
nâng cao khả năng hội nhập quốc tế về tư duy, công nghệ;
+
Ngôn ngữ kiến trúc: công trình kiến trúc nên là hình mẫu biểu cảm liên đới xã
hội và văn hóa; mang lại kí ức trong cuộc sống của người sử dụng, đảm bảo duy
trì nhiều giá trị bền vững theo thời gian tồn tại của công trình;
+
Vật liệu xây dựng: công trình cần sử dụng vật liệu thiết thực với môi trường,
thân thiện an toàn cho con người để giải quyết các nhu cầu về chất lượng môi
trường trong ngoài công trình;
+
Trải nghiệm không gian: công trình nên nâng cao sự giao tiếp của con người bên
trong công trình và đảm bảo lôi cuốn nâng cao tương tác giữa con người bên
trong, bên ngoài và bên ngoài vào bên trong công trình.
-
Tính môi trường: thiết kế công trình phải nêu được nguyên tắc về chiến lược bền
vững đã nêu tại mục 2.8 phụ lục này.
-
Tính xã hội:
+
Ứng phó các vấn đề xã hội, thời sự: công trình cần đáp ứng các vấn đề, yêu cầu
của xã hội tại thời điểm xây dựng;
+
Các đóng góp cho môi trường hiện tại: công trình cần nêu được các đóng góp cho
môi trường hiện tại;
+
Công trình cần là biểu tượng phản ánh ý thức mạnh mẽ về địa điểm, hệ sinh thái,
môi trường bền vững, lịch sử.
-
Ý tưởng thiết kế: công trình cần thể hiện tầm nhìn tham vọng, xu hướng thiết kế
tiến tới việc đóng góp giải quyết các vấn đề về phát triển bền vững, sinh thái,
trách nhiệm xã hội, hướng tới tiến bộ xã hội.
Ngoài
ra, phải phù hợp các yêu cầu chung về thiết kế công trình tại Thủ Thiêm như
sau:
-
Kiến trúc các công trình phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, tiêu
chuẩn ngành và các quy định hiện hành về đảm bảo an ninh, an toàn, phòng cháy
chữa cháy và bảo vệ môi trường.
-
Việc bố trí các khối tháp công trình trên các lô phố không được cản trở tầm
nhìn của các công trình xung quanh về hướng sông Sài Gòn và hồ trung tâm; tuân
thủ quy hoạch chiều cao các tòa tháp tại Thủ Thiêm (quy hoạch 02 làn sóng cao
tầng).
-
Không cho phép công trình cao tầng nằm đơn lẻ với các khoảng lùi lớn từ ranh
giới lô đất và nằm giữa lô đất, bao quanh bởi các bãi đậu xe trên mặt đất do
tạo ra một không gian khó tiếp cận và sử dụng với người đi bộ, đồng thời gây
hạn chế các hoạt động đường phố (xem hình 1-1).
Hình 1-1 bố cục khối
công trình
-
Khuyến khích sử dụng tầng trên cùng của các khối đế, tầng mái công trình để bố
trí các công viên cây xanh và tiện ích phục vụ cộng đồng. Khuyến khích trồng
cây xanh tán lớn dọc theo các tuyến phố, kết hợp bố trí các tiện ích công cộng
có thiết kế độc đáo trên các vỉa hè khu dân cư.
-
Hình thức kiến trúc mới, hiện đại, có đặc trưng riêng, phát huy các giá trị
truyền thống; có chất lượng cao về thẩm mỹ, công năng, kỹ thuật; thân thiện với
môi trường tự nhiên và sự tiếp cận của cộng đồng.
-
Khuyến khích công trình có thể đạt được chứng chỉ về tòa nhà thân thiện môi
trường theo tiêu chuẩn LOTUS của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế (như LEED của
Hoa Kỳ).
b)
Một số yêu cầu cụ thể:
-
Về không gian kiến trúc mặt phố liên tục:
+
Không gian kiến trúc mặt phố liên tục được tạo thành khi các khối phố được bao
bọc bởi một khối bệ công trình cao tối thiểu 4 tầng (chiều cao tối thiểu +16m).
+
Tuân thủ Hướng dẫn thiết kế, tất cả các công trình phải đảm bảo không có khoảng
lùi (khoảng lùi 0m) từ đường ranh giới lô đất cho đến hết độ cao của khối đế
(tối thiểu 4 tầng). Các công trình cao tầng phía bên trên khối đế có thể được
tiếp tục xây dựng trùng với mép của khối đế hay có khoảng lùi tùy theo Quy
chuẩn Việt Nam cho phép. Điều này đảm bảo rằng các đường viền tuyến phố được tổ
chức với các chức năng sử dụng thương mại và tạo ra không gian công cộng mạnh
mẽ và năng động.
+
Chỉ giới xây dựng:
●
Chỉ giới xây dựng công trình trên mặt phố liên tục phải trùng với chỉ giới
đường đỏ trên toàn tuyến theo hướng dẫn thiết kế đô thị được duyệt.
●
Chiều dài của dãy mặt phố phải liên tục trên một đoạn đường với ít nhất 80%
chiều dài cạnh ô phố; khoảng giữa các dãy nhà phải phù hợp theo quy chuẩn Việt
Nam về quy hoạch xây dựng.
●
Chiều cao chuẩn tầng trệt của từng công trình phải phù hợp quy chuẩn, tiêu
chuẩn xây dựng, tuy nhiên phải áp dụng một cao độ chuẩn cho toàn dãy mặt tiền
đoạn phố để bố trí đường nét kiến trúc ngang.
Hình 1-2 Chiều cao mặt
phố liên tục
+
Hành lang đi bộ: các ô phố có chức năng thương mại, sử dụng hỗn hợp phải bao
gồm một khối đế cao tối thiểu 4 tầng (khoảng lùi bằng 0m) để định hình khối phố
và có khoảng lùi tầng trệt 4m để tạo hành lang đi bộ. Hình thức và cách tổ chức
không gian:
●
Trong khu vực khoảng lùi tầng trệt không được bố trí các kiến trúc cố định và
các chi tiết kiến trúc khác (bậc cấp, tường ngăn) ngoại trừ cột đỡ kết cấu sát
lộ giới.
●
Nghiên cứu thiết kế, bố trí không gian mở ở tầng trệt để tăng khả năng thông
thoáng, tăng hiệu quả sử dụng các không gian giao tiếp công cộng, góp phần tăng
tính kết nối không gian giữa bên trong và bên ngoài công trình, đảm bảo tính
thân thiện của cảnh quan đường phố, mở rộng tầm nhìn, tạo không gian thoáng
rộng.
Hình 1-3 Vỉa hè và hành
lang đi bộ
-
Về xây dựng quản lý phát triển bền vững môi trường:
+
Bao gồm các yêu cầu tại Điều 4 Chương I Quy chế này.
+
Quy hoạch xây dựng công trình cần áp dụng các phương pháp quy hoạch dành chỗ để
thu gom nước và tăng diện tích các khu vực chứa và thoát nước tự nhiên, giảm
diện tích bê tông hóa bề mặt như sau:
●
Hồ nhân tạo (làm túi chứa nước khi triều cường, mưa to hay lũ);
●
Mái nhà xanh (lưu giữ một phần lượng nước bề mặt thoát ra từ mái nhà);
●
Sân và vỉa hè sử dụng vật liệu bê tông trồng cỏ, bê tông thẩm thấu nước (tạo ra
vẻ đẹp như bãi cỏ tự nhiên, cải thiện môi trường, giảm tải cho hệ thống thoát
nước mặt);
●
Hồ cây thấm lọc (hệ thống cây trồng được xây dựng theo kết cấu truyền thống như
hiện nay cần phải được cải tạo kết hợp với hệ thống lọc cát, sỏi để tăng khả
năng thấm lọc và lưu giữ nước). Đồng thời cần bố trí hệ thống thu gom nước về
các khu vực hồ và bể nước...
+
Rác thải, ô nhiễm: rác thải phải được phân loại ngay tại các điểm chờ rác, đảm
bảo cho việc tái chế và tái sử dụng.
-
Nguyên tắc thiết kế các thành phần kiến trúc phụ trợ: thiết bị kỹ thuật, trên
mái công trình như máy lạnh, bể nước, máy năng lượng mặt trời, đường ống kỹ
thuật, trạm BTS... cần được bố trí như một thành phần kiến trúc của công trình
tạo thẩm mỹ gọn, sạch kể cả khi nhìn xuống từ các khối tháp, nhìn từ xa.
-
Về cây xanh cảnh quan:
+
Diện tích đất trồng cây xanh tập trung phải đảm bảo tối thiểu 20% diện tích lô
đất. Chỉ tiêu cây xanh trong nhóm nhà ở chung cư tối thiểu 1 m2/người.
+
Khuyến khích việc sử dụng một phần diện tích sàn xây dựng trên mặt đất làm công
viên phục vụ công cộng (trên tầng mái khối đế, tầng mái công trình và các tầng
khác). Phần diện tích sàn dùng làm công viên công cộng sẽ không được tính vào
tổng diện tích sàn cho dự án.
2.
Đối với công trình công cộng
Các
công trình trường học:
-
Khuyến khích trong các dự án (có chỉ tiêu dân số) bố trí quỹ đất cho các nhóm
trẻ, trường mầm non tích hợp vào khối đế công trình.
-
Diện tích khuôn viên công trình trường học cần tuân thủ chỉ tiêu diện tích đất
giáo dục theo quy hoạch mạng lưới giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh và quy
hoạch phân khu được duyệt.
-
Quy mô xây dựng công trình cần tuân thủ Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành và Quy
hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được duyệt.
-
Hình thức kiến trúc mới, hiện đại, cần xem xét hướng nắng (các công trình bố
trí theo hướng Bắc Nam) và thông thoáng tự nhiên và thân thiện với môi trường,
khuyến khích các công trình áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế “công trình xanh”,
tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả.
-
Khuyến khích việc tổ chức các sân bãi, công trình thể thao đạt Tiêu chuẩn để sử
dụng chung cho cụm trường học. Khuyến khích phương án thiết kế để trống tầng
trệt (một phần hoặc toàn bộ) làm sân chơi, sân tập.
-
Cây xanh trong sân trường để tạo bóng mát cần phải đảm bảo các Quy chuẩn kỹ
thuật về khoảng cách cây trồng, chiều cao, đường kính cây; lưu ý chọn các loại
cây không độc hại, hạn chế trồng cây ăn trái, không trồng cây có gai và nhựa
độc,
-
Khuyến khích trồng cây xanh trong sân trường, xung quanh khoảng cách ly, giáp
hàng rào và khu vực công. Trồng cây xanh không che khuất biển hiệu, biển báo
khu vực trường học.
3.
Đối với công trình thương mại - dịch vụ cao tầng
-
Sử dụng các vật liệu công nghệ mới đẹp, bền, có chất lượng cao, không bám bụi
tạo ra tính sang trọng cho công trình chịu được các điều kiện khí hậu mưa năng
của khu vực. Màu sắc công trình phải hài hòa, đồng nhất.
-
Màu sắc và vật liệu của khu vực thương mại cần tạo ấn tượng, nhất là khu vực
mặt tiền khai thác dịch vụ. Không gian phía trước mặt tiền nhà nên tổ chức theo
hình thức vừa có không gian ngoài trời, vừa có không gian trong nhà để tạo sự
phong phú.
-
Khuyến khích quy hoạch các trục không gian mở, phố đi bộ với các hoạt động dịch
vụ ngoài trời gắn với thương mại dịch vụ để tăng tính giao tiếp cộng đồng.
Khuyến khích tổ chức cảnh quan mở, hạn chế xây dựng hàng rào, tạo điều kiện cho
người dân dễ dàng tiếp cận.
-
Khuyến khích các công trình phức hợp giảm diện tích xây dựng tại tầng trệt để
tổ chức không gian công cộng, các tuyến đi bộ bên trong công trình kết nối các
ô phố.
-
Khuyến khích quy hoạch và trồng cây xanh tán lớn, kết hợp tổ chức các quảng
trường, vườn hoa, đài phun nước, tượng đài, phù điêu, tiểu cảnh nhỏ.
4.
Đối với công trình phức hợp nhà ở chung cư, thương mại
-
Chỉ tiêu sử dụng đất đối quy mô dân số dự án theo tiêu chuẩn đã xác lập tại
Hướng dẫn thiết kế đô thị như sau: 100m2/căn hộ/4 người, 120m2/căn
hộ/6 người, 150m2/căn hộ/8 người.
-
Khuyến khích các công trình phức hợp giảm diện tích xây dựng tại tầng trệt để
tổ chức không gian công cộng, các tuyến đi bộ bên trong công trình kết nối các
ô phố.
-
Khuyến khích việc bố trí các không gian mở công cộng kết nối các ô phố, trồng
cây xanh, kết hợp tổ chức các vườn hoa, đài phun nước, tượng đài, phù điêu,
tiểu cảnh nhỏ trong các khu nhà ở. Khuyến khích tạo thuận tiện tiếp cận cho tất
cả mọi người từ bên trong và bên ngoài ô phố đối với khu vực này.
-
Tăng cường bố trí các công trình phúc lợi công cộng trong khu dân cư như công
viên, vườn hoa và các khu vực chức năng giáo dục, y tế, văn hóa.
IV.
QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1.
Quản lý đường phố
Nguyên
tắc tổ chức, hình thức kiến trúc: Cầu nối các khối công trình băng qua đường
giao thông cần có phương án thiết kế kiến trúc đẹp, không che chắn tầm nhìn, có
sự kết hợp với các khối công trình xung quanh như một thành phần kiến trúc công
trình. Phải thực hiện chiếu sáng ban đêm, giải pháp đảm bảo an ninh, vệ sinh
công trình, trở thành nơi thu hút khách bộ hành.
2.
Về tầng hầm và kết nối giao thông
Yêu
cầu chung:
a)
Lối ra, vào nhà ga tuyến điện ngầm
-
Tổ chức thiết kế tích hợp lối lên xuống các nhà ga với công trình lân cận. Tháp
thông gió nên bố trí tích hợp với không gian tổng thể của công trình lân cận,
sử dụng biện pháp tấm vách cây xanh che chắn.
-
Đối với lối lên xuống hạn chế che chắn tầm nhìn tới công trình hoặc các vị trí
quan trọng. Kiến trúc các lối lên xuống cần có hình thức mang ấn tượng đặc biệt
để làm điểm nhấn và thu hút sự chú ý.
b)
Kết nối giao thông:
-
Lối ra vào của xe cơ giới phải tổ chức tiếp cận công trình từ các tuyến đường
nội bộ. Trên các tuyến đường chính đô thị và khu vực tiếp giáp lô đất chỉ được
bố trí 01 vị trí dừng xe, để đón trả khách và không cản trở giao thông trên
đường, vỉa hè.
-
Các khu công trình có chức năng sử dụng hỗn hợp, thương mại, dịch vụ, khách sạn
phải bố trí nơi đậu chờ của các phương tiện vận tải hành khách xe buýt, xe taxi
đưa đón khách bên trong ranh đất, không tổ chức trên một phần vỉa hè, không cản
trở giao thông trên đường và vỉa hè.
-
Phải tách bạch lối ra vào khu vực chức năng thương mại và chức năng nhà ở. Các
công trình phải bố trí lối tiếp cận cho người khuyết tật.
-
Khuyến khích tổ chức lối đi bộ, không gian giao tiếp sử dụng hỗn hợp liên thông
với vỉa hè đi bộ phía trước dãy phố để gia tăng tính năng động cho khu phố kinh
doanh, thương mại bán lẻ.
c)
Tầng hầm công trình
-
Đối với tầng hầm đậu xe:
+
Đối với tầng hầm, chỉ giới xây dựng tầng hầm không được vượt quá ranh giới lô
đất. Trường hợp vượt quá ranh đất cần báo cáo xin ý kiến Uỷ ban nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh.
+
Ram dốc của lối ra vào tầng hầm phải lùi so với ranh lộ giới tối thiểu là 3m để
đảm bảo an toàn khi ra vào.
+
Tổ chức lối ra vào tầng hầm cho xe cơ giới không được ảnh hưởng đến giao thông
đô thị. Số lượng và quy cách lối ra vào tầng hầm đậu xe phải phù hợp quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết, quy chuẩn, tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn thoát
nạn, phòng cháy chữa cháy. Khuyến khích tổ chức tầng hầm đậu xe dưới mặt đất.
Phải đảm bảo đủ số chỗ đậu xe ô tô theo hướng dẫn thiết kế đô thị, phù hợp Quy
chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
+
Trong trường hợp bố trí đậu xe tại khối đế hoặc khối cao tầng của công trình:
về thiết kế phải có hình thức kiến trúc tương đồng với các phần còn lại của
khối đế, hoặc phải được che phủ bởi các hoạt động thương mại, hoạt động công
cộng, các công viên công cộng, các hình thức trang trí sinh động nhằm đảm bảo
không gian khuyến khích các hoạt động đường phố. Trường hợp không đủ diện tích
thương mại thì thay bằng diện tích các chức năng công trình.
-
Đối với phần nối tầng hầm giữa các lô đất, và giữa các dự án và công trình:
+
Việc xây dựng đường nối tầng hầm giữa các lô đất, giữa các dự án và công trình
ngầm cần phải thông qua cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn về việc lựa
chọn vị trí và các thủ tục pháp lý.
+
Về thiết kế, sử dụng:
●
Chỉ giải quyết việc nối các tầng hầm cho mục đích công cộng và giao thông,
không khuyến khích mở rộng kết nối cho mục đích thương mại. Chủ đầu tư phải
chịu trách nhiệm đóng phí sử dụng đất phát sinh nếu có cho phần diện tích sử
dụng này.
●
Việc bố trí phần nối tầng hầm phải ở chiều sâu và có khoảng cách theo chiều
ngang không làm ảnh hưởng đến sự an toàn, công tác quản lý, khai thác và sử
dụng của các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình bên trên cũng như
các công trình đã được xác định hoặc dự kiến sẽ có trong quy hoạch xây dựng.
●
Có giải pháp kết cấu, cao độ kết nối đảm bảo khoảng không gian chiều dày lớp
đất phù hợp để bố trí hệ thống cây xanh vỉa hè đồng bộ trên từng tuyến đường cụ
thể; bảo đảm các yêu cầu về thông gió, chiếu sáng, thoát nước, phòng chống cháy
nổ, thoát hiểm, cứu nạn, cứu hộ, bảo vệ môi trường và nguồn nước ngầm.
●
Các hồ sơ hoàn công về tầng hầm phải được thực hiện hoàn chỉnh và lưu trữ tại
cơ quan quản lý, cập nhật vào hệ thống GIS của Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ
cho công tác quản lý.
3.
Vỉa hè (hè phố)
Thiết
kế vỉa hè:
a)
Đối với vỉa hè của các trục đường quy hoạch bố trí công trình nhà ở kết hợp
thương mại bán lẻ, nếu vỉa hè có chiều rộng hơn 6m cần tổ chức nơi đậu xe máy
có chiều sâu tối đa 2m sát bó vỉa và kết hợp với các mảng xanh dọc tuyến đường.
Vật
liệu lát vỉa hè cần đảm bảo việc thấm nước mưa và nạp lại nước mưa vào nguồn
nước ngầm trong đất.
b)
Đối với khu vực trạm dừng xe buýt:
-
Tại vị trí các trạm xe buýt không có làn phụ: phần vỉa hè chỉ bố trí hệ thống
báo hiệu. Có thể bố trí thêm nhà chờ xe và điểm đỗ xe đạp có mái che.
-
Tại các vị trí trạm xe buýt có làn xe phụ: mặt đường được mở rộng, đồng thời
phải bố trí nhà chờ xe và điểm đỗ xe đạp có mái che; nhà chờ xe buýt phải có
ghế để khách ngồi chờ, mẫu nhà chờ theo thiết kế chung của Khu đô thị mới Thủ
Thiêm.
-
Các trạm chờ ở gần các giao lộ (nút giao thông) phải cách lối băng qua đường
cho người đi bộ ít nhất 3m để tránh ảnh hưởng tới người đi bộ. Nếu xe buýt dừng
lại ở phía bên kia giao lộ, trạm dừng phải được bố trí cách xa lối băng qua
đường cho người đi bộ ít nhất là 12m để tạo đủ khoảng cách an toàn cho xe dừng.
c)
Thiết kế để tạo thuận lợi cho người đi bộ, người khuyết tật tiếp cận sử dụng,
đặc biệt là người khiếm thị, với các yêu cầu sau đây:
Phải
bố trí lối đi cho người đi bộ rộng tối thiểu 1,5m. Tất cả trang thiết bị trên
vỉa hè (đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, tủ điều khiển, trạm xe buýt, ghế nghỉ
chân, trụ bảng quảng cáo, thùng rác, trụ PCCC, giá long môn, cây xanh...) phải
đảm bảo nằm ngoài phạm vi lối đi cho người đi bộ và sơn màu xanh rêu các cấu
kiện sắt, thép, nhôm. Tại các vị trí vỉa hè có bố trí lối đi qua đường cho
người đi bộ, trạm dừng xe buýt phải thiết kế hạ cao độ vỉa hè tạo lối lên xuống
cho người khuyết tật.
d)
Việc bố trí các lối ra vào công trình phải phù hợp Hướng dẫn thiết kế đô thị
được duyệt và chỉ bố trí trên các trục đường nội bộ. Tại các lối rẽ vào công
trình, bó vỉa dùng dạng vát, không được thiết kế thông với lòng đường như thiết
kế nút mà chỉ được thiết kế hạ thấp cao độ một phần vỉa hè.
e)
Xây dựng đồng bộ hệ thống nắp hố ga, nắp mương cống, bể kỹ thuật đảm bảo khả
năng chịu lực và thiết kế bằng với mặt đường, vỉa hè; hoa văn lan can bảo vệ
trang trí gốc cây xanh phù hợp với nhu cầu sử dụng và mỹ quan đô thị. Trên bề
mặt các cấu kiện cần khắc chữ viết tắt “THỦ THIÊM” với kích thước phù hợp.
f)
Sử dụng thống nhất màu xanh rêu cho các cấu kiện sắt, thép, nhôm trên toàn Khu
đô thị mới Thủ Thiêm và phù hợp cảnh quan khu vực, không ảnh hưởng đến tập
trung điều khiển xe của người tham gia giao thông.
g)
Nghiên cứu tích hợp trạm thu phát sóng viễn thông di động (trạm BTS), camera
quan sát giao thông, biển báo hiệu giao thông, giá gắn băng rôn quảng cáo trên
trụ đèn chiếu sáng phù hợp chức năng của các tuyến đường theo quy hoạch được
duyệt.
4.
Cây xanh đường phố
4.1.
Cây xanh trên vỉa hè:
a)
Thiết kế hố trồng cây là nơi thu giữ nước mặt: hệ thống cây trồng được xây dựng
theo kết cấu truyền thống như hiện nay cần phải được cải tạo kết hợp là nơi tụ
nước, thu gom nước mặt với hệ thống lọc bằng cát, sỏi để tăng khả năng thấm lọc
và lưu giữ nước.
b)
Đối với đại lộ Vòng cung có vỉa hè rộng 7m là tuyến đường chính Khu đô thị mới
Thủ Thiêm có vai trò quan trọng, đi qua Khu lõi trung tâm nơi tập trung các
công trình cao tầng với khối đế cao tối thiểu 16m. Do đó, ý tưởng thiết kế chủ
đạo là sử dụng các cây có dáng thân thẳng, chiều cao khoảng 25m, phân cành cao,
tán cây không quá rộng, cân đối tầm nhìn giữa dáng cây với chiều cao tòa nhà.
Sử dụng các loại cây đặc trưng khu vực Đông và Tây Nam bộ (như Dầu con rái, Sao
đen, Giá tỵ...).
c)
Đối với đường Ven hồ có vỉa hè rộng khoảng 5,6m - 6,6m đi qua khu vực cảnh quan
chính của Khu đô thị mới Thủ Thiêm là công viên hồ trung tâm, sẽ sử dụng các
cây có hoa đẹp, tán lá rộng, có màu sáng để tạo cảnh quan đặc trưng, chiều cao
tối đa khoảng 15m (như Muồng hoa đào, Kèn hồng, Muồng hoa vàng...).
d)
Đối với đường ven sông Sài Gòn có vỉa hè 6,8m - 8,3m bao quanh khu vực công
viên bờ sông Sài Gòn và đi qua khu thương mại sầm uất. Do đó, vỉa hè khu thương
mại sẽ bố trí cây cao tối đa 25m, tán lá thưa (như Giá tỵ, Lát hoa...) và vỉa
hè phía bờ sông trồng cây cao tối đa 15m, kết hợp các loại cây có hoa dẹp tán
lá rộng (như Lộc Vừng, Chiếc tam lang...) để tạo sự đặc trưng cho khu vực ven
sông Sài Gòn.
e)
Đối với đường Nguyễn Cơ Thạch có vỉa hè rộng 7,3m và 5m đi qua Khu dân cư phía
Bắc và công viên hồ trung tâm. Đoạn qua khu dân cư sẽ bố trí, lựa chọn cây có
dáng thân thẳng cao tối đa 25m, phân cành cao (như Dầu con rái, Sao đen, Giá
tỵ...) và đoạn khu công viên trồng cây cao tối đa 15m, có hoa đẹp, tán rộng
(như Muồng hoa đào, Kèn hồng...).
f)
Đối với đường ven kênh số 1 và kênh số 3 có vỉa hè rộng 5 - 7m, vỉa hè phía khu
nhà ở trồng cây cao tối đa 15m, tán rộng, là màu sáng (như Giáng hương lá lớn,
Me chua,...) và vỉa hè phía ven kênh trồng kết hợp từ 2 - 3 loại cây theo nhịp,
cây cao tối đa 15m, cho hoa đẹp và được bố trí theo bố cục thấp tầng hơn so với
phía khu dân cư nhà ở nhằm tạo tầm nhìn mở cho người đi bộ (như Lộc vừng, Tràm
bông đỏ, Bằng lăng nước...).
g)
Đối với các đường nội bộ khu dân cư và đường nội bộ đô thị có vỉa hè rộng trên
5m, bố trí các loại cây xanh có chiều cao khoảng 15 m có hoa đẹp, tán rộng, lá
màu sáng, để tạo sự đặc trưng cho từng khu vực chức năng (như Lim xẹt, Long
não, Me chua, Giáng hương,...). Lưu ý đối với vỉa hè hẹp (bề rộng 3 - 4m) chỉ
trồng cây với chiều cao tối đa 12m.
4.2.
Cây xanh trên dải phân cách:
a)
Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở xuống, chỉ được trồng cỏ, các loại kiểng
hoặc loại cây tiểu mộc thấp dưới 1,5m và các loại hoa nở quanh năm tạo cảnh
quan đường phố.
b)
Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên và không bị hạn chế bởi các tuyến hạ
tầng ngầm hoặc nổi, có thể trồng các loại cây thân thẳng với chiều cao phân
cành từ 5m trở lên. Bề rộng của tán, nhánh cây không rộng hơn bề mặt dải phân
cách.
4.3.
Cây xanh trong công viên: ưu tiên bố trí cây xanh đa dạng trong công viên, nở
hoa lần lượt theo mùa quanh năm, (không nên trồng 01 chủng loại để tránh sự đơn
điệu) kết hợp thảm cỏ, mặt nước tạo cảnh quan phù hợp chức năng sử dụng của
từng loại công viên.
4.4.
Đối với cây kiểng, cỏ trồng trong các bồn kết nối gốc cây xanh: ưu tiên lựa
chọn các cây có sức sống mạnh, dễ chăm sóc, cắt tỉa và tạo hình; cây có hoa
hoặc lá có màu sắc tươi, đẹp; hoa nở dài hạn và quanh năm.
5.
Bến phà, bến taxi thủy
a)
Các hạng mục xây dựng tại bến phà, bến taxi thủy (gồm: nhà chờ, bán vé, nhà vệ
sinh công cộng, nhà điều hành, các công trình khác) phải có hình thức kiến trúc
thông thoáng, hiện đại hài hòa với tổ chức kiến trúc, cảnh quan chung của khu
vực xung quanh.
b)
Hạng mục nhà chờ phải tổ chức hợp khối, kết hợp các chức năng phục vụ công cộng
và điều hành, phục vụ. Chiều cao xây dựng tối đa là 2 tầng. Vị trí xây dựng
phải phù hợp hành lang bảo vệ bờ sông Sài Gòn.
c)
Khuyến khích việc trồng cây xanh bóng mát, tăng cường mảng xanh xung quanh nhà
chờ để tạo cảnh quan đẹp phục vụ hành khách và hài hòa với cảnh quan khu công
viên xung quanh.
6.
Công trình hạ tầng kỹ thuật đường dây, đường ống
6.1.
Về kiến trúc, cảnh quan:
a)
Trong quá trình thiết kế các tuyến đường dây, đường ống, cần bảo đảm phối hợp
chặt chẽ với các nội dung thiết kế cây xanh đô thị và cảnh quan đô thị trên
tuyến đường và khu vực xung quanh một cách đồng bộ.
b)
Trong phạm vi hành lang an toàn, hành lang cách ly các công trình hạ tầng kỹ
thuật, tận dụng tổ chức cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa, biểu tượng nhỏ để bổ sung
cho cảnh quan, cải thiện môi trường đô thị; không tổ chức quảng trường, sân
chơi, xây dựng công trình sai quy hoạch.
c)
Nghiêm cấm quảng cáo trên các công trình và trong phạm vi hành lang bảo vệ các
tuyến đường dây, đường ống hạ tầng kỹ thuật.
6.2.
Về kết nối công trình hạ tầng kỹ thuật đường dây, đường ống:
Trước
khi xây dựng, sửa chữa các công trình, chủ đầu tư phải thông báo kế hoạch xây
dựng cho các cơ quan liên quan để có kế hoạch phối hợp đầu tư đồng bộ. Nghiêm
cấm việc đào đường để xây dựng hoặc cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật
ngầm trong vòng 03 năm kể từ ngày hoàn thành nghiệm thu, trừ các trường hợp đặc
biệt thì phải được cơ quan thẩm quyền chấp thuận.
7.
Công trình thông tin, viễn thông
7.1.
Về công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động (trạm BTS):
Xây
dựng hệ thống trạm BTS phù hợp cảnh quan đô thị, thân thiện môi trường, tích
hợp hạ tầng giao thông đô thị, hệ thống chiếu sáng công cộng được bố trí tại
các khu vực công cộng (bến tàu, bến xe, quảng trường...) dọc các tuyến đường
giao thông đô thị, vị trí giao lộ, vòng xoay giao thông, khu công viên, hành
lang an toàn giao thông tại một số khu vực để đảm bảo hiệu quả dùng chung hạ
tầng kỹ thuật, tủ quang ưu tiên bố trí ngầm đảm bảo mỹ quan đô thị. Trường hợp
bố trí trạm BTS tích hợp vào các tòa nhà cao tầng cần đảm bảo an toàn sức khỏe
cho con người trong tòa nhà, thẩm mỹ kiến trúc công trình.
7.2.
Ưu tiên bố trí các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các khu vực
gồm: Quảng trường trung tâm, công viên bờ sông, công viên hồ trung tâm, Vùng
châu thổ phía Nam, các bến taxi thủy và bến phà, các nhà ga thuộc tuyến tàu
điện ngầm số 2, các trạm chờ xe buýt, các trung tâm thương mại, bệnh viện,
khách sạn.
8.
Công trình cấp, thoát nước, vệ sinh đô thị
-
Công trình cấp nước, thoát nước thải, các trạm bơm, bể chứa nước, đài nước,
miệng thu nước thải, thu nước mưa, nắp cống, thiết bị chặn rác ở trên đường
phố, trên lối đi bộ phải được thiết kế, lắp đặt bằng vật liệu thích hợp, đúng
quy cách, bền vững và an toàn cho người, phương tiện giao thông và đảm bảo mỹ
quan đô thị.
-
Các khu nhà ở, khu thương mại - dịch vụ phải có vị trí tập kết, phân loại rác
và chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan trước khi vận chuyển đến khu
xử lý chung của thành phố.
-
Khuyến khích thiết kế, xây dựng các công trình lưu giữ, tận dụng nước mưa, nước
thải đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn để tưới cây, rửa đường.
-
Các khu vực không gian mở công cộng phải bố trí hệ thống nhà vệ sinh công cộng
đảm bảo mỹ quan, thuận tiện cho mọi đối tượng sử dụng. Tất cả các công trình sử
dụng hỗn hợp, thương mại dịch vụ, nhà ở chung cư và công trình công cộng phải
bố trí nhà vệ sinh để phục vụ công cộng.
-
Thùng thu rác trên các tuyến phố phải được đặt đúng vị trí, đảm bảo mỹ quan, có
kích thước phù hợp với mọi đối tượng, sử dụng thuận tiện và dễ nhận biết.
SƠ ĐỒ 1 PHẠM VI RANH GIỚI KHU
ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM *
Ghi chú: vị trí và ranh giới cụ thể các khu vực được xác định tại các pháp lý
quy hoạch hiện hành. Việc bổ sung các khu vực theo yêu cầu quản lý được thực
hiện theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này.
|
SƠ ĐỒ 2 CÁC ĐỊA ĐIỂM LẮP ĐẶT
PHƯƠNG TIỆN QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI *
Ghi chú: vị trí và ranh giới cụ thể các khu vực được xác định tại các pháp lý
quy hoạch hiện hành. Việc bổ sung các khu vực theo yêu cầu quản lý được thực
hiện theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này.
|
SƠ ĐỒ 3 CÁC KHU VỰC CÓ Ý
NGHĨA QUAN TRỌNG VỀ CẢNH QUAN VÀ VỊ TRÍ CÁC CỬA NGÕ KHU ĐÔ THỊ *
Ghi chú: vị trí và ranh giới cụ thể các khu vực được xác định tại các pháp lý
quy hoạch hiện hành. Việc bổ sung các khu vực theo yêu cầu quản lý được thực
hiện theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này. |
SƠ ĐỒ 4 CÁC KHU CHỨC NĂNG *
Ghi chú: vị trí và ranh giới cụ thể các khu vực được xác định tại các pháp lý
quy hoạch hiện hành. Việc bổ sung các khu vực theo yêu cầu quản lý được thực
hiện theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này.
|
SƠ ĐỒ 5 CÁC KHÔNG GIAN MỞ
CÔNG CỘNG *
Ghi chú: vị trí và ranh giới cụ thể các khu vực được xác định tại các pháp lý
quy hoạch hiện hành. Việc bổ sung các khu vực theo yêu cầu quản lý được thực
hiện theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này.
|
SƠ ĐỒ 6 CÁC KHU VỰC ĐẦU MỐI
HẠ TẦNG KỸ THUẬT *
Ghi chú: vị trí và ranh giới cụ thể các khu vực được xác định tại các pháp lý
quy hoạch hiện hành. Việc bổ sung các khu vực theo yêu cầu quản lý được thực
hiện theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này.
|
SƠ ĐỒ 7 PHÂN CẤP ĐƯỜNG TRONG
KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM *
Ghi chú: vị trí và ranh giới cụ thể các khu vực được xác định tại các pháp lý
quy hoạch hiện hành. Việc bổ sung các khu vực theo yêu cầu quản lý được thực
hiện theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này.
|
SƠ ĐỒ 8 CÁC VỊ TRÍ BẾN PHÀ,
BẾN TAXI THỦY *
Ghi chú: vị trí và ranh giới cụ thể các khu vực được xác định tại các pháp lý
quy hoạch hiện hành. Việc bổ sung các khu vực theo yêu cầu quản lý được thực
hiện theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này.
|
1
Quy định này có khác quy định mới về cách tính hệ số sử dụng đất tại QCVN 01:
2021/BXD, tuy nhiên vẫn giữ nguyên quy định này để đảm bảo quản lý nhất quán
tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm về tổng diện tích sàn, khối tích công trình theo
quy hoạch phân khu từ năm 2012 đến thời điểm biên soạn Quy chế quản lý kiến
trúc (năm 2021) và về sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét